31/12/11

Tuần Chầu lượt Giáo xứ Đền thánh Thánh gia Kiên Lao năm 2011

Cứ mỗi năm, sau khi Noel qua đi thì người dân Giáo xứ Đền thánh Thánh gia Kiên Lao lại nô nức vui mừng vì lại được mừng kính Thánh Gia – Quan Thầy Đền Thánh.
Mừng Lễ Thánh bổn mạng năm nay, người dân Giáo xứ Đền Thánh Kiên Lao lại vui mừng hơn vì dưới sự dìu dắt của Cha Xứ, Cha giáo, Cha phó và Thầy xứ, một khuôn viên mới của Đền Thánh đã được hoàn thành. Đây là một công trình góp phần làm tôn thêm vẻ đẹp của Đền Thánh. Nó cũng là mong ước từ lâu của giáo dân trong xứ với hy vọng có được khuôn viên đàng hoàng hơn, to đẹp hơn để đáp ứng nhu cầu tổ chức các nghi lễ tại giáo xứ hơn 10 nghìn dân này. Có thể nói: công trình này là Lễ vật dâng lên Gia đình Thánh: Chúa Giê-su, Đức Mẹ và thánh Giu-se trong dịp kính thánh quan thầy Đền Thánh năm nay.


Cũng cần nói thêm rằng: Năm 2012, Giáo xứ sẽ vinh dự vì được Đức Cha Giáo phận sẽ về dâng Thánh Lễ Truyền Dầu tại Đền Thánh. Và vì thế, hiện nay Giáo xứ đang rất tích cực trong việc tu sửa Đền Thánh cũng như hoàn thành Lễ đài để tổ chức Thánh Lễ trọng đại này. Mặc dù rất bận với các công việc như trên, nhưng Cha xứ, Cha giáo, Cha phó và thầy xứ vẫn tổ chức Tuần Chầu một cách long trọng. Khác với thông lệ hàng năm, năm nay Tuần Chầu Giáo xứ được tổ chức kéo dài nhiều ngày trước. Từ ngày 26-12, các Giáo họ, các đoàn thể và các hội Cầu nguyện trong Giáo xứ đã thay phiên nhau chầu Thánh Thể Chúa một cách rất sốt sắng.
Và đặc biệt, vào 9h15 ngày 30 -12 năm nay, Đức Cha giáo phận cùng rất đông đảo các Cha đã về dâng Thánh Lễ đồng tế rất long trọng để mừng kính Thánh Gia - quan thầy của Đền Thánh. Với tình yêu thương của mình, Đức Cha đã có những lời Giáo huấn rất giản dị mà lại rất sâu sắc đến toàn thể Cộng đoàn Dân Chúa trong Thánh Lễ với mong ước rằng: các gia đình trong Giáo xứ Đền Thánh hãy noi gương Chúa Giê-su, Mẹ Maria và thánh Giu-se để sống yêu thương và hạnh phúc bên nhau tại trần thế và cùng hướng về niềm hạnh phúc Chúa hứa ban muôn đời. Đây là một vinh dự lớn cho Giáo xứ Đền Thánh Kiên Lao năm nay.



Trong niềm vui lớn ấy, xin Chúa Giê-su, Đức Mẹ và thánh Giu-se ban đổ muôn vàn Hồng Ân xuống trên Đức Cha, các quý Cha, các quý Thầy, quý Dì và toàn thể Cộng đoàn Dân Chúa đã về hiệp dâng Thánh Lễ và tham dự tuần Chầu của Giáo xứ Đền Thánh năm nay. Xin cho các Gia đình trong Giáo xứ luôn sống ngập tràn trong tình yêu thương của Chúa và luôn hạnh phúc bên nhau!

23/12/11

Tình yêu là gì?



Mua cho e c0n gấu kia đi a. C0n kia kìa…

Vừa nói con bé vừa dướn người lên chỉ vào con gấu to nhất được đặt trong cùng. Con gấu rất to, phải gần bằng một người. Trôg cũng khá đẹp…

- Anh… anh làm gì có tiền. To lắm, chắc là đắt. Sinh viên nghèo… a kiếm đâu ra…

Chàng trai nói với cô bé với giọng ngậm ngùi chán chán và xấu hổ nữa.

- Mua cho e đi a, a chẳng bao giờ tặng e cái gì to tát vậy. E thích con gấu đấy. . .

- Nhưng anh nói thật mà. A xin lỗi. Sau này có tiền rồi a tặng e đc ko ???

- Nhưg em muốn bây giờ mà.

- …

Ừ, rồi a hứa a sẽ mua đc k?

. . . . .

- Anh ơi, chiều nay đi chơi đc k?

- A bận rồi. Khi khác đc k?

- Ừ

. . . . .

- Anh ơi, hôm nay đi cắm trại, a đi k?

- Anh k đi đâu.a có việc…

. . . . . .

- Sao cả tháng nay anh k đi chơi với e. A tránh e à?

Con bé tức tối hỏi…

- Không! Anh bận thật..

- Anh bận gì? Bận gì mà lắm thế? Bận tới nỗi o dành được 30p cho e à?

- Anh xin lỗi…

- Rồi anh trễ hẹn, thất hứa, anh hứa mấy lần nhưg a chẳng tới là sao. Em cứ phải chờ đợi a là sao?

Em ko chịu được đâu

Anh đã k cho e được bất cứ thứ gì lại còn tránh mặt em… Anh quá đáng lắm!

Và con bé bỏ đi, vội vàng. Bỏ lại chàng trai đứng như trời trồng giữa cái nắng gay gắt của buổi trưa hè…

Tối đó con bé nhắn tin : ” e muon chia tay”

” sao the, a xin loi e roi ma.e gian a ak”

“e cam thay het tinh cam roi.ko y a nua.voi lai e can nhjeu h0n nhug gj a co the cho e.quyet djnh vay dj.chja tay”

“Ok”

. . . . . .

Và chia tay, con bé bắt đầu quen rồi yêu một người khác, trông cũng tuấn tú và khá điều kiện qua sự gjới thiệu của bạn nó. Thi thoảng nó có gặp lại người yêu cũ. Nhưng những gì nó làm là quay đi và bước tiếp…

Có lần nó nhìn người yêu cũ của mình đang nhễ nhại mồ hôi trog quán coffe vào giờ đông khách nhất. Nó tự nhủ: Đi làm kiếm tiền à? Chắc là nợ tiền nhà…

2 tháng.! Nó đã có người yêu mới được 2 tháng, cũng đồng nghĩa với việc chia tay người yêu cũ 1 khoảng thời gian gần như vậy.

. . . . . .

Máy điện thoại có tin nhắn:

” Em ra ngoài dc ko?”

” Dag mua. A tjm gap lam gj”

” em ra cổng thôi, anh có thứ này muốn đưa cho em”

Nó với lấy cái ô, rồi lật đật chạy ra cổng.

- Anh tặng em. Như anh đã hứa. Món quà cuối cùng…

Nó lặng người . Là con gấu ấy. Con gấu nó đã đòi mua. Người yêu… à không, người yêu cũ nó ướt sũng trong mưa và khá run run trong cái lạnh của trận gió mùa dưới cơn mưa như trút nước, nhưg con gấu thì được bọc kín lại cận thẩn trong giấy bóng…

- Anh đã hứa tặng e, khi nào anh đủ tiền, giờ anh mới có đủ… tặng em muộn 1 tí. E sống hạnh phúc nhé!

Nó cầm con gấu to. Nặng trịch k biết vì nước mưa hay vì cái gì nữa. Nó đứng lặng đi nhìn người yêu cũ của nó đi khuất sau những gjọt nước mưa buốt tê tái.
Thì ra người yêu nó k đi chơi với nó vì anh đi làm thêm. Và anh đi làm thêm là vì nó, vì sự ích kỷ, ngu xuẩn của nó..

Người yêu nó đã buông tay nó thế đấy, k níu giữ điều gì, chỉ duy nhất 1 lời hứa với nó:

ANH SẼ MUA TẶNG EM KHI ANH CÓ ĐỦ TIỀN!

Nó khóc …giữa cơn mưa cuối cùng mà những giọt nước mưa kia nó biết rằng k bao giờ nó tìm lại được nữa….

Khi con tim không còn là quà tặng
Thì mỗi cuộc tình mang nặng bán mua …

Nguồn:bkx.net

Làng nghề cơ khí Xuân Tiến

Năng động trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Bức tranh làng quê Xuân Tiến thanh bình đang được điểm tô bằng những thanh âm rộn rã, hối hả từ một trong những cụm công nghiệp lớn nhất của tỉnh Nam Định - cụm công nghiệp tập trung làng nghề cơ khí Xuân Tiến. Xuân
Tiến là một trong những vùng trọng điểm lúa và cũng là một trong những điển hình về chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Xuân Trường trong những năm qua. Mặc dù hiện nay, nông nghiệp vẫn giữ một mảng màu sáng trong bức tranh tổng thể của xã, nhưng người Xuân Tiến từ hàng trăm năm nay đã hiểu rằng thu nhập từ nông nghiệp không thể giúp họ làm giàu. Với suy nghĩ đó, người làng Xuân Tiến đã phát triển nghề đúc đồng (sau này là nghề cơ khí) đến tận ngày nay.

Đi lên từ nghề đúc đồng truyền thống

Làng nghề Cơ khí Xuân Tiến khởi đầu từ nghề đúc đồng truyền thống. Trong tiềm thức của những cụ phụ lão trong làng, những sản phẩm đồng như nồi, mâm, chậu, chuông,... được làm từ đôi bàn tay tài hoa của người thợ Xuân Tiến đã có mặt trong nhiều gia đình Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Trải qua thời gian, cùng sự năng động, sáng tạo, khả năng thích ứng thị trường, làng nghề Xuân Tiến đã mở rộng sản xuất sang các mặt hàng cơ khí vừa và nhỏ. Khi chiếc đèn Hoa Kỳ rút dầu là phương tiện thắp sáng cho mọi nhà, từ Xuân Tiến, những sản phẩm này đã ra đời hàng loạt, được người tiêu dùng rất ưa chuộng. Cùng với đó, những sản phẩm từ rèn như nhôm, sắt cũng có mặt trên thị trường. Không dừng lại ở đó, những người thợ làng nghề Xuân Tiến đã tiếp cận tới những sản phẩm đòi hỏi độ chính xác, tinh xảo cao như phụ tùng xe đạp, đèn măng sông, kèn đồng,...
Vào những năm 1960, khi địa phương chủ trương quy tụ lao động có tay nghề vào sản xuất tập thể, những người thợ làng nghề Xuân Tiến đã nhanh chóng tập hợp lại. Bằng bàn tay và tinh thần đoàn kết tập thể, hợp tác xã Xuân Thanh (năm 1965 đổi tên thành hợp tác xã Thống Nhất) đã ra đời, tồn tại và phát triển cho tới đầu những năm 1990. Đây có thể coi là thời kỳ phát triển thịnh vượng của làng nghề, người lao động làm nghề trong hợp tác xã lần đầu tiên được hưởng những chế độ như công nhân viên chức. Quan trọng hơn, những sản phẩm của họ đã đóng góp công sức cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và phục vụ đất nước những năm đầu đổi mới. Trong quãng thời gian đó, người thợ Xuân Tiến làm việc với tinh thần hăng say. Mọi người cùng nhau chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm làm nghề, cùng nhau bắt tay hợp tác sản xuất. Thời điểm hợp tác xã Xuân Thanh giải thể, gần như không ai dám chắc vào một tương lai tốt đẹp của làng nghề cơ khí Xuân Tiến.
Nhưng thực tế đã chứng minh điều ngược lại, 200 lao động của hợp tác xã đã trở về gia đình, vừa sản xuất giữ nghề, vừa mạnh dạn tìm hướng đi cho riêng mình. Hơn 10 năm qua, làng nghề Xuân Tiến đã không ngừng mở rộng về quy mô, thị trường tiêu thụ, đa dạng về sản phẩm, khẳng định về chất lượng. Đến năm 2003, cả xã có hơn 300 hộ làm nghề thu hút trên 2.500 lao động, trong đó có 1 công ty cổ phần, 5 công ty trách nhiệm hữu hạn và 3 doanh nghiệp tư nhân.
Chính sự mạnh dạn, dám nghĩ dám làm của những người làm nghề tâm huyết đã giúp làng nghề cơ khí Xuân Tiến có những bước đi vững vàng như hôm nay. Nhớ lại những ngày đầu tiên tiếp cận với sản phẩm máy đập lúa liên hoàn, Ông Đinh Tân Việt - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty trách nhiệm hữu hạn cơ khí Nhật Việt, doanh nghiệp lớn nhất trong tỉnh với 4 xí nghiệp thành viên chuyên sản xuất các sản phẩm cơ khí phục vụ nông nghiệp - cho biết: "Đó là năm 1991, khi Nhà nước trang bị cho một số xã máy đập lúa liên hoàn được sản xuất trong miền Nam. Sản phẩm này bộc lộ nhiều nhược điểm như quá cồng kềnh, không phù hợp với chân ruộng nước ngoài Bắc, giá thành cao. Điều này đã hối thúc tôi và những người trong nghề tìm cách loại bỏ những nhược điểm trên và chúng tôi đã thành công".
Quả thật, với sản lượng bình quân 5 - 6 nghìn chiếc/năm, máy đập lúa liên hoàn đang là sản phẩm tiêu thụ mạnh nhất, mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho doanh nghiệp Nhật Việt nói riêng, làng nghề Xuân Tiến nói chung. Hai năm gần đây, sản phẩm này đã có mặt tại thị trường Trung Quốc và được bạn hàng rất ưa chuộng. Sản phẩm đã được đăng ký chất lượng, thương hiệu và bản quyền. Không những thế, sản phẩm đã có mặt ở nhiều hội chợ lớn nhỏ và giành được những giải thưởng cao nhất. Bên cạnh sản phẩm máy đập lúa liên hoàn, hàng năm, hợp tác xã Xuân Tiến còn có 1.500 - 2.000 sản phẩm máy trộn đảo bê tông; hàng ngàn máy ép gạch; máy bóc lạc, tách ngô đã có mặt trên thị trường cả nước. Những sản phẩm đúc từ đồng, từ nhôm truyền thống vẫn được duy trì và phát triển, nhất là chuông đồng, kèn đồng, phụ tùng xe đạp, lưỡi cưa các loại,...

Những kết quả đáng ghi nhận

Trong khi ngành cơ khí của cả nước, kể cả những đơn vị có tiếng trong lĩnh vực cơ khí đang đứng trước những thách thức không nhỏ, thì sự tồn tại và phát triển không ngừng của một làng nghề cơ khí như Xuân Tiến quả là điều đáng trân trọng. Đóng góp của ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trong GDP toàn xã cũng không ngừng tăng lên. Năm 1998 mới chỉ là 56%, thì năm 2003 là 70%. Với mức thu nhập bình quân 500 - 700 nghìn đồng/người/tháng (năm 2003), người làm nghề đã thực sự sống được bằng nghề, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội của địa phương. Nhờ đó, việc đảm bảo một mức sống toàn diện, xoá hết hộ nghèo chỉ còn là vấn đề nay mai của Xuân Tiến.
Xuất phát từ sản xuất làng nghề, vì thế tình trạng nơi sản xuất cũng là nơi ở đã phần nào hạn chế năng lực sản xuất và gây ô nhiễm môi trường. Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về xây dựng cụm công nghiệp nông thôn, tạo điều kiện mở rộng sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội, xã Xuân Tiến đã trở thành điểm sáng trong công tác quy hoạch và xây dựng cụm công nghiệp làng nghề của tỉnh Nam Định. Tính đến năm 2003, cụm công nghiệp Xuân Tiến là một trong những cụm công nghiệp có diện tích lớn, đẹp, quy hoạch hợp lý của tỉnh. Diện tích 15,6 ha của cụm hiện mới đáp ứng được 50% nhu cầu thực tế. Chính vì vậy, những dự án quy hoạch bổ sung nhằm mở rộng cụm công nghiệp Xuân Tiến đã và đang được triển khai nhanh chóng.
Quan điểm xuyên suốt quá trình chỉ đạo đường lối phát triển của xã Xuân Tiến trong nhiều năm qua là "Sản xuất nông nghiệp phải chuyển dịch mạnh hơn nữa, phải đảm bảo về an ninh lương thực. Muốn làm giàu phải phát triển kinh tế làng nghề. Bắt đầu từ việc duy trì, phát triển các mặt hàng truyền thống, không ngừng nâng cao về chất lượng, đồng thời tìm tòi, mở rộng các mặt hàng mới phù hợp với người tiêu dùng". Xã Xuân Tiến cũng đã có những chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho nghề cơ khí phát triển. Hàng năm, xã đều tổ chức gặp gỡ các doanh nghiệp, các hộ sản xuất, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của họ để kịp thời có những chỉ đạo phù hợp hoặc có những đề nghị lên cấp cao hơn xem xét, giải quyết. Những hoạt động này đã tạo được dư luận tốt, giúp người làm nghề yên tâm gắn bó bản thân và gia đình vì sự phát triển của làng nghề.
Kinh tế phát triển đã tạo điều kiện nền tảng vững chắc để phát triển giáo dục, văn hoá, từng bước nâng cao đời sống vật chất, văn hoá tinh thần cho người dân. Tính đến cuối năm 2003, Xuân Tiến là xã đứng đầu huyện Xuân Trường về số máy điện thoại trên 100 dân, 100% người dân được dùng nước sạch, y tế đã đến được từng thôn,...
Một người thợ lâu năm, có tay nghề cao của làng nghề cơ khí Xuân Tiến tâm sự: "Đặc điểm của làng nghề cơ khí Xuân Tiến là có thể sản xuất một sản phẩm hoàn chỉnh từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng và có thương hiệu hẳn hoi". Điều gì đã giúp cho những người nông dân biết nghề, truyền nghề theo cách cha truyền con nối lại có thể làm được những sản phẩm cơ khí tinh xảo đến vậy? Phải chăng đó là nhờ khát vọng làm giàu, khát vọng vươn lên vì cuộc sống tốt đẹp hơn cho gia đình và quê hương.

Theo: Quảng bá Nam Định

Lịch sử Giáo xứ Đền Thánh Kiên Lao

GIÁO XỨ ĐỀN THÁNH THÁNH GIA KIÊN LAO

Địa chỉ: Làng Kiên Lao – xã Xuân Tiến – Xuân Trường – Nam Định – Việt Nam
Giáo xứ Kiên Lao tự hào là một Giáo xứ lớn của Giáo phận Bùi Chu và có truyền thống sống Đạo lâu đời với Đức Tin kiên trung.
Thế hệ cha ông với lòng yêu mến Chúa và tinh thần đoàn kết, đã tự đóng góp công sức và của cải để tự bàn tay mình xây dựng lên ngôi Thánh Đường nguy nga tráng lệ: Dài 75m, Rộng 26m, Cao 28m, Tháp Cao 46m.
Vinh dự hơn nữa, năm 1997, khi ngôi Thánh Đường hoàn thành đã được Đức Cha Giuse Maria Vũ Duy Nhất cắt băng khánh thành và xức Dầu Thánh Hiến nâng lên thành Đền Thánh nhằm dâng kính Gia Đình Thánh: Chúa Giêsu, Đức Maria và Thánh cả Giuse.
Sau đây là sơ lược lịch sử về Giáo xứ Đền Thánh Thánh Gia Kiên Lao

I. Kiên Lao đã được đón nhận tin mừng vào năm 1533 (Đời vua Lê Trang Tôn Việt sử khâm định mục 33 ? 6B)
II. Giáo xứ được thành lập đầu thế kỉ thứ XVI
III. Năm 1659 giáo xứ đã có hơn 2000 tín hữu (trích Việt Nam giáo sử trang 41-42)
IV. Linh mục DEYDIER hoạt đọng truyền giáo tại Kiên Lao từ năm 1666. Năm1668 ngài viết thư gửi đức cha PAULU khen ngợi tín hữu Kiên Lao (trích Việt Nam giáo sử trang 120)
V. Nămm 1670 đức cha LAMBERT DELAMOTTE lập dòng mến thánh giá đầu tiên tại Kien Lao
Từ đây dòng lan rọng ra khắp nươc sang cả Xiêm (Thái Lan) và Van Tượng (Lào) (trích lịch sử giáo hội công giáo trang 379
VI. Năm 1670 Đức cha LAMBERT DELAMOTTE phong chức linh mục cho cha Simon Kiên, linh mục giáo xứ Kiên Lao là một trong những linh mục bản gốc đầu tiên trong hàng giáo phẩm Việt Nam (trích giáo sĩ Bắc Kì trang 55)
VII. Năm 1682 thời cấm đạo ngặt giáo xứ bị tàn phá nặng nề. Nhà thờ nhà xứ và 34 nhà xung quanh bị đốt phá. Giáo xứ trong cơn khủng hoảng (sử ký địa phận trung trang 26 -27)
VIII. Năm 1710 đức cha GORIAIN hiệu toà LARADA truyền chức linh mục cho cha ANTON Chi – linh mục giáo xứ Kiên Lao thứ hai (trích hàng giáo sỹ Bắc Kỳ trang 179)
IX. Năm 1716 cha Chinh Thập là cha sở xứ Kiên Lao được tấn phong Giám mục địa phận Đông đàng Ngoài (trích sử kí Địa phận Trung)
X. Năm 1725 cha BELOTS truyền chức linh mục cho cha VITO Bang. Như vậy trong số 53 linh mục bản quốc của giáo hội sơ khai đã có 3 linh mục của giáo xứ Kiên Lao đóng góp cho hàng giáo phẩm Việt Nam(hàng giáo sĩ Bắc Kì trang 221)
XI. Năm 1754 giáo phận cử 1 thanh niên xứ Kiên Lao đi du học tại Malina (Phillipin) đã khấn dòng Đa Minh cùng cha thánh Vinh Sơn Liêm tử đạo thôn Đông – Phú Nhai (sử kí địa phận trung)
XII. Năm 7/9/1779 cha xứ Khâm cha sở Kiên Lao thứ hai được tấn phong giám mục (sử kí địa phận trung)
XIII. Ngày 27/5/1838 giáo xứ bảo vệ bằng an cho 2 Đức cha thánh Y và đức cha thánh Minh trong cơn bách hại thời Minh Mạng (sử kí địa phận trung trang 86)
Đến thời Đức cha Định, giáo phận ban sắc chỉ cho giáo xứ được rước hài cốt hai Đấng về bàn thờ giáo xứ để tôn kính.
XIV. Năm 1880 -1889 cha già PAULO Tuấn đốc công xây dựng thánh đường gỗ cổ kính đã hoàn thành ngày 15/8/1889.
XV. Năm 1957 đức cha Giuse Maria Phạm Năng Tĩnh thấy nhu cầu giáo dân một ngày đông đã cung giáo xứ đại tu mở rộng thánh đường cũ.
XVI. Ngày 19/7/1993 thánh đường cũ xuống cấp trầm trọng, Cha xứ Gioan Đinh Như Lạng đã xin Đức cha, các cấp chính quyền xin hạ giải thánh đường cũ.
XVII. ngày 12/5/1994 Thánh Lễ hạ giải thánh đường.
Ngày 13/5/1994 cha xứ Gioan Đinh Như Lạng đốc công giáo xứ hạ giải thánh đường cũ qua 15 ngày được an toàn.
Ngày 1/8/1994 thánh lễ trọng thể do Đức cha Giuse Maria Vũ Duy Nhất đặt viên đá đầu tiên xây dựng thánh đường.
Ngày 28/12/1997 qua gần 4 năm thi công liên tục tân Đền Thánh đã hoàn thành đức cha dâng lễ tạ ơn, xức dầu trọng thể tôn phong lên Đền Thánh dâng kính Thánh gia thất.
CÁC GIÁO HỌ VÀ CÁC HỘI ĐOÀN THIÊNG LIÊNG CỦA GIÁO XỨ:
Số nhân danh trong giáo xứ tính đến 1/10/1997 là 8504 nhân danh, số gia đình công giáo là 1836.
- Giáo xứ có 13 giáo họ nằm trong địa bàn 4 xã
1. Họ Đức Bà
2. Họ Kính Danh (nay là Cộng Đoàn Thánh Danh)
3. Họ Đa Minh
4. Họ Gioan
5. Họ Đức Thánh
6. Họ Phê Rô Thổ
7. Họ Paulo
8. Họ Phê Rô Thuỷ
9. Họ Bà Thánh
10. Họ Vinh Sơn
11. Họ Gioankim
12. Họ Antôn
13. họ Phan xi cô
- CÁC ĐOÀN HỘI HIỆN NAY:
1. Hội lễ Misa
2. Hội thánh Teresa
3. Hội áo Đức Mẹ Camilo : 2160 hội viên
4. Dòng ba Cha thánh Đaminh: 190 hội viên
5. Hội Thánh Tâm 140: hội viên
6. Hội con Đức Mẹ do cha Giacobe Đỗ Minh Lý lập : 260 hội viên
7. Hội gia trưởng do Đức cha cố Giuse Maria Phạm Năng Tĩnh lập năm 1960, số hội viên là : 70% gia trưởng toàn xứ.
8. Nghĩa binh Thánh Thể do đức cha cố Đaminh Hồ Ngọc Cẩn sáng lập năm 1937 có : 1510 cháu.
9. 5 hội kèn đồng: Hội kèn thánh Augustino, hội kèn họ Đức Bà, Hội kèn họ Kính Danh, Hội kèn họ thánh Đaminh, hội kèn đồng của Đoàn Gia trưởng
10. 2 hội trắc : Họ Kính Danh và họ Gioan
11. Hội trống : Họ thánh Vinh Sơn
- Từ khi giáo xứ Kiên Lao đón nhận tin mừng tới nay đã dâng hiến cho giáo hội rất nhiều vị anh hùng tử đạo và các đấng chủ chăn. Trong số 10 vạn anh hung tử đạo Việt Nam giáo xứ cũng có tới hơn 100 vị anh hùng tử đạo trong số đó vì mất tích và bị thủ tiêu nay sổ bộ của giáo hội nay chỉ có 17 vị. Hài cốt của các ngài được an tang tại thánh đài giáo xứ chờ ngày giáo hội tấn phong.
- Giáo xứ sản sinh ra số linh mục phục vụ giáo xứ giáo phận: Đầu thành lập có 3 linh mục.
- Thời kì cấm đạo triền miên giáo xứ cũng đóng góp nhiều linh mục, nam nữ tu sĩ nhưng vì chiến tranh kéo dài hồ sơ thất lạc . Đến đầu thế kỉ 20 sổ bộ mới ghi lại được 26 linh mục và nhiều nam nữ tu sĩ.
THỜI KỲ PHỤC HƯNG XÂY DỰNG THÁNH ĐƯỜNG MỚI
Tháng 7 năm 1990 cha xứ Gioan về nhận nhiệm sở
Năm 1992 Cha xứ Gioan Đinh Như Lạng xây lại nhà xứ 2 tầng khang trang đẹp đẽ.
Từ năm 1993 Cha xứ họp giáo xứ bàn thống nhất xây dựng lại Thánh đường mới. Vì Thánh đường cũ đã trên 100 năm, do biến cố thời gian và qua 2 cuộc chiến tranh nên thánh đường cũ đã xuống cấp trầm trọng.
Cha xứ Gioan và giáo xứ đã đệ đơn xin đức cha và chính quyền các cấp xin cho xây dựng lại thánh đường.
Đức cha và các cấp chính quyền đã đồng ý duyệt y.
Thánh đường hoàn thành năm 1997, được Đức Cha Vũ Duy Nhất ban sắc phong lên hàng Đền thánh, cùng với đền thánh Ninh Cường nhằm tiến tới kỷ niệm năm thánh 150 thành lập giáo phận 1848-1998
Năm 2007 cha Vinc Nguyễn Tốt Nghiệp về là chánh xứ, được hơn 2 năm thì Ngài chuyển về Thánh Mẫu và hiện nay giáo xứ do cha Jos Vũ Thế Nghinh quê Bùi Chu quản nhiệm.
Ngày nay Kiên Lao là một xứ đạo lớn của vùng và giáo hội.Năm 2008 giáo xứ tổ chức thành công Đại hội ơn gọi cấp giáo phận lần thứ 2.
Người con của xứ đạo Kiên Lao được quyền tự hào về Quê hương mình với truyền thống lịch sử hào hùng của các thế hệ Cha Ông. Và cho dù mình đang sống và làm việc ở đâu thì cũng hãy luôn phát huy truyền thống của các vị tiền nhân nhằm đem lại hương thơm cho đời!

Hỡi những người con của xứ đạo Kiên Lao!
Hãy tiếp nối cha anh, vững bước đi lên!

Dưới đây là một số hình ảnh về Đền Thánh Thánh Gia Kiên Lao:





















Sưu tập tư liệu và ảnh: Jos. Lương Nguyên